Trại có soạn một tài liệu nuôi lươn giống để quý khác tham khảo. Tài liệu được viết trên kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất giống và phòng bệnh cho lươn. Tài liệu đã hoàn thiện, nhưng còn nhiều nội dung còn thiếu, anh chị xem góp ý thêm. Tài liệu này là của trại lươn giống Trung Hưng, anh chị đóng góp liên hệ FB Trung Lưu
Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành cấm sử các loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản, trong đó có lươn bao gồm các loại sau:
Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng Chloramphenicol,
Chloroform Chlorpromazine,
Dimetridazole,
Colchicine,
Dapsone,
Dimetridazole,
Metronidazole,
Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone),
Ronidazole,
Green Malachite,
Ipronidazole,
các Nitroimidazole khác,
Clenbuterol,
Diethylstilbestrol (DES),
Glycopeptides,
Trichlorfon (Dipterex),
Gentian Violet (Crystal violet),
Trifluralin,
Cypermethrin,
Cypermethrin,
Enrofloxacin, (trước đây được sử dụng, giờ bị cấm sử dụng).
Nuôi lươn không bùn và có bùn khác nhau như thế nào?
Trong bài viết này sẽ phân tích ưu điểm và khuyết điểm của lươn được nuôi không bùn và nuôi có bùn để anh chị tham khảo.
Lươn nuôi có bùn
a) Ưu điểm nuôi lươn có bùn
Giống lươn đồng
Màu sắc vàng hơn lươn thương phẩm
b) Nhược điểm nuôi lươn có bùn
Khó quản lý chăm sóc
Khó thu hoạch
Khó phát hiện dấu hiệu lươn bị bệnh
Tốn diện tích nuôi
Tốn chi phí làm bể nuôi và lấy đất
Chậm lớn
2. Lươn nuôi không bùn
a) Ưu điểm nuôi lươn không bùn
Dễ dàng quản lý
Thay nước hàng ngày. (Hiện bên chúng tôi có hướng dẫn mô hình tuần hoàn nước khi mua giống, giúp không tốn công thay nước hàng, chỉ cần xây dựng hệ thống tuần hoàn nước. Dễ hiểu như hồ cá kiểng trong nhà)
Cho ăn dễ dàng, tạt thuốc xử lý đơn giản
Phòng trị bệnh dễ hơn nuôi có bùn
Thu hoạch dễ dàng và nhanh chóng
Tiết kiệm được chi phí xây dựng chuồng trại, có nhiều bà con sử dụng chuồng nuôi heo sửa lại để nuôi lươn.
Mau lớn hơn lươn nuôi có bùn
Lươn nuôi có khối lượng lớn hơn và ngon hơn lươn có bùn.
Hiện chắc nhiều bà con đã đừng nuôi và chế biến các món ăn từ lươn đồng và lươn thương phẩm, hôm nay mình viết bài này tìm điểm khác nhau giữa lươn đồng và lươn nuôi thương phẩm.
Lươn Đồng
Lươn đồng chủ yếu được người dân đánh bắt bằng các phương pháp như đặt chúm, đặt vớn, chích điện,…
Lươn hầu như có kích thước không đồng điều, các lái lươn thường phân cỡ và bán lại.
Thông thường lươn đồng có số lượng không được dồi dào như lươn thương phẩm, thịt lươn khá giàu dinh dưỡng và béo.
2. Lươn thương phẩm
Được các nhà chăn nuôi mua giống từ các địa chỉ bán lươn giống uy tín, được nuôi khoảng 8 – 10 tháng
Số lượng dồi dào, hàng năm nhu cầu lươn nuôi thương phẩm khá cao, nước Nhật và Trung Quốc rất thích ăn lươn, hầu như lượng cung thiếu rất nhiều.
Theo mình được biết lượng lươn thịt ở các tỉnh miền bắc khá hút hàng, (kể cả lươn giống) lươn được chế biến làm các món ăn như cháo lươn, miếng lươn,…. rất là ngon và béo.
Lươn thương phẩm có thể đạt khối lượng 300gr – 400gr thịt nhiều, giá thành cao, được nuôi từ 10 – 13 tháng.
So với lươn đồng lươn nuôi thương phẩm được nuôi đầy đủ thức ăn và dinh dưỡng bổ sung nên lươn thương phẩm có phần béo và ngon hơn lươn đồng.
Bài viết được tham khảo từ các bạn nhậu và các nhà chăn nuôi ở miền Tây Nam Bộ. 😀
Bước 1: Gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Ớt sừng bỏ hạt thái lát. Hành lá nhặt rửa sạch và thái khúc dài khoảng 5 cm rồi chẻ nhỏ. Hành tím bóc bỏ băm nhỏ.
Bước 2: Lươn đem rửa cùng với nước giấm và muối ăn cho sạch hết nhớt. Sau đó rửa sạch, để ráo nước và cắt thành khúc dài khoảng 4cm. Ướp lươn với một chút muối, 1/2 thìa nhỏ tiêu, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nhỏ đường, 1 ít hành tím trong khoảng 15 phút cho lươn thấm gia vị.
Bước 3: Cho gừng và ớt vào xào sơ.. Cho lươn vào nồi kho, thêm 2 thìa nước hàng, 1 bát nhỏ nước, 3 thìa nước mắm vào đun nhỏ lửa đến khi nước kho sệt lại thì nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị.
Bước 4: Cuối cùng chỉ cần rắc hành lá và 1 chút tiêu vào là bạn hoàn thành món lươn kho rồi nhé
Hiện tại mô hình nuôi lươn trong bể xi măng hay gọi là nuôi lươn không bùn được nhiều bà con nuôi lươn áp dụng. Mô hình này bà con phải thay nước hàng này, mỗi ngày phải thay 2 – 3 lần rất tốn thời gian. Hôm nay luongiong.vn sẽ giới thiệu bà con 1 mô hình nuôi lươn giống bằng phương pháp tuần hoàn nước. Đây là một mô hình mới.
Nuôi lươn giống tuần hoàn nước có ưu điểm:
Bà con không cần phải thay nước hàng này.
Giúp tiết kiệm thời gian và công sức
Ổn định môi trường nước, vì nước được tuần hoàn không thay đổi nước khác.
Thời điểm thay nước 10 – 15 ngày mới phải thay nước.
Nhược điểm
Phải chạy bơm nước liên tục
Chi phí đầu tư hệ thống tuần hoàn (giao động từ 8 triệu – 50 triệu )
Bước 1: Lươn làm sạch, mổ bỏ ruột, không rửa lại để lươn ngọt thịt và không bị tanh. Cắt lươn thành từng khúc dài độ 5cm, ướp với tiêu + nước mắm, để 30 phút trong tủ lạnh cho lươn thấm và giữ được độ tươi.
Bước 2: Bạc hà cắt khúc ngắn, tước bỏ sơ, xắt xéo mỏng độ 5 ly. Rau om, ngò gai: rửa sạch, xắt nhuyễn. Me: nhồi với 2/3 chén nước nóng cho ra cơm me, lược bỏ hột. Ớt sừng: rửa sạch, xắt lát xéo.
Bước 4: Đặt nồi lên bếp nấu sôi độ 1,5 lít nước lã, cho nước me + nước mắm + đường,
Bước 5: Nêm vừa chua ngọt, cho lươn vào nấu chín. Nêm lại cho vừa ăn, cho rau om + ngò gai + tỏi và sả phi vào trộn đều, nhắc xuống thả 1/2 ớt xắt lát vào.